alt

Bác sĩ sản khoa khuyên 6 lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau sinh để phục hồi nhanh chóng

 Thứ Tư, 21/02/2024

Với hầu hết các mẹ bỉm, những ngày đầu sau khi vượt cạn, cơ thể sản phụ còn rất yếu ớt nên cần phải lưu ý một chế độ chăm sóc phù hợp giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Theo bác sĩ Huyền Trang - Khoa sản 2, bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) cho biết, việc chăm sóc sức khỏe thời kỳ sau sinh cho các sản phụ phải được người nhà đặc biệt lưu tâm. Trong đó có 6 lưu ý khi chăm sản phụ sau sinh thời kỳ này phải thực hiện theo dõi, kiểm tra hàng ngày sẽ giúp đảm bảo việc chăm sóc thời kỳ này đúng cách, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho mẹ bỉm sau khi vượt cạn.

1. Chăm sóc vết mổ đẻ hoặc vết rạch tầng sinh môn

Sau đẻ 3-5 ngày, các vết mổ ở da sẽ lành lặn. Nếu vết mổ khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần phải thực hiện cắt chỉ. Nếu vết mổ khâu bằng chỉ không tiêu, thông thường sẽ cắt chỉ vào khoảng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau mổ (tùy chỉ định của bác sĩ).

Trong thời gian này, mẹ bỉm có thể lau người hoặc tắm nhanh với nước ấm, sau đó lau khô toàn thân và vết mổ sau sinh. Chú ý không băng kín vết mổ đẻ, để vết mổ khô thoáng, mau lành.

Ngoài ra với những sản phụ bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường cũng nên chú ý chăm sóc sau sinh cẩn thận để không có biến chứng “phát sinh”. Thông thường sau khoảng 2-3 tuần vết khâu sẽ tự lành và qua 1 tháng thì sẽ ổn định, chị em sẽ phục hồi cảm giác bình thường.

Thực tế, một số trường hợp sản phụ do không được vệ sinh sạch sẽ, mẹ bỉm có thể bị nhiễm trùng hay viêm nhiễm vùng kín. Do đó nếu cảm thấy đau nhiều ở khu vực vết rạch nên phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại vì đó có thể là dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng hoặc đường chỉ khâu quá chặt. Tuyệt đối không được tự ý bôi hoặc uống bất cứ loại thuốc nào mà không có sự chỉ định từ bác sĩ.

2. Kiểm tra kinh nguyệt và sản dịch

Nếu cho con bú hoàn toàn thì sau sinh khoảng 6 tháng hoặc muộn hơn, mẹ bỉm sẽ có kinh trở lại. Nếu không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại khoảng 6 tuần sau sinh.

Trong một vài tuần đầu các sản phụ sẽ thấy có sản dịch chảy ra từ cửa mình. Sản dịch thường có màu đỏ trong vòng 4 ngày ngay sau sinh, sau đó chuyển sang màu hồng cho đến khoảng ngày thứ 9 sau sinh. Từ khoảng ngày thứ 10 trở đi sản dịch chuyển sang màu nâu sẫm, sau đó càng ngày càng nhạt màu và ít đi rồi hết hẳn thường sau 2 - 4 tuần sau khi sinh.

3. Giữ vệ sinh cơ thể

Trong quá trình sinh nở, cơ thể sản phụ tiết ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Phòng tắm phải kín gió và tắm bằng nước ấm; không ngâm mình trong bồn tắm. Tắm nhanh từ 5 - 10 phút, tắm xong phải lau khô người thật nhanh và mặc quần áo. 

Phụ nữ sau sinh cũng cần lưu ý vệ sinh vùng sinh dục hậu môn sạch sẽ. Trong thời gian này, không nên thụt rửa hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo, không nên giao hợp nếu còn sản dịch, thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Pha loãng dung dịch povidine rửa vệ sinh vết khâu tầng sinh môn những tuần đầu sau sinh.

4. Cho con bú ngay sau sinh

Tùy vào tình trạng sức khỏe của sản phụ mà có thể cho con bú sau 30 phút hoặc một giờ sau đó. Sữa non đã có sẵn trong bầu vú mẹ, chứa nhiều năng lượng và kháng thể. Sữa non có màu vàng nhạt và đặc hơn sữa sau này, giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng. Những ngày đầu sau sinh, dạ dày trẻ rất nhỏ, mẹ nên tích cực cho trẻ bú sữa non và bú nhiều lần là đủ năng lượng cho trẻ.

Cho trẻ bú càng sớm càng tốt. Việc cho bé bú sớm và nhiều lần trong ngày sẽ giúp mẹ tăng tiết hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh, giúp người mẹ tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa.

Thông thường mỗi lần bú của trẻ sẽ kéo dài từ 10 đến 15 phút. Cá biệt có một số trẻ lại muốn bú lâu hơn, khoảng 20 phút. Khi trẻ đã nhận đủ sữa, trẻ sẽ tự nhả vú, hài lòng và ngủ rất ngon.

5. Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất của sản phụ

Sản phụ vừa mới trải qua một cuộc chuyển dạ, tiêu hao nhiều năng lượng nên cần phải có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, giúp mau hồi phục sức khỏe và có đủ sữa cho con bú. Chế độ ăn uống của sản phụ sau sinh cần lưu ý:

- Sản phụ không được ăn gì trong vòng 6 giờ đầu sau mổ. Chú ý nguyên tắc sản phụ sẽ ăn từ lỏng đến đặc, ăn cơm khi đã xì hơi.

- Trong ngày đầu tiên sau sinh, sản phụ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng. Sau khi xì hơi, sản phụ ăn uống như bình thường, tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa...,

- Tránh các gia vị có chất kích thích như ớt, cà phê, trà sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Thay vào đó, mẹ cần uống đủ nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày, ăn chín, tăng cường rau xanh, trái cây và uống thêm nước hoa quả, sữa... để tránh táo bón.

- Sản phụ nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, trái cây..., tránh các gia vị có chất kích thích như ớt, cà phê, trà sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa.

6. Lưu ý chế độ sinh hoạt

- Vận động sau sinh: Đây là điều cần thiết, giúp tử cung co hồi tốt tránh chảy máu sau sinh, tránh bế sản dịch, tránh thuyên tắc mạch. Những ngày đầu sau sinh, sản phụ có thể ngồi dậy ra khỏi giường, đi lại nhẹ nhàng ở trong phòng.

Sau đó, tùy tình trạng sức khỏe, mẹ sau sinh có thể bước xuống giường, tập đi bộ trở lại để giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau phẫu thuật.

- Nghỉ ngơi sau sinh: Ngủ đủ giấc cho bà mẹ là điều hết sức quan trọng. Những người thân trong gia đình cần hỗ trợ chăm sóc bé để cho mẹ ngủ. Trung bình mỗi ngày, mẹ ngủ khoảng 8- 10 tiếng. Lúc ngủ, cơ thể người phụ nữ sẽ lấy lại sức khỏe, năng lượng và giúp sự tiết sữa tốt. Đồng thời giúp mẹ bỉm tránh được căng thẳng, trầm cảm sau sinh.

Viết bình luận của bạn:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
BỆNH VIỆN THANH NHÀN ĐÃ CÓ BẢO LÃNH VIỆN PHÍ 19/07/2024 BỆNH VIỆN THANH NHÀN ĐÃ CÓ BẢO LÃNH VIỆN PHÍ

Bảo lãnh viện phí là một khái niệm quen thuộc đối với tất cả những người tham gia bảo hiểm....

Thư mời chào giá Hóa chất xét nghiệm năm 2024. 11/07/2024 Thư mời chào giá Hóa chất xét nghiệm năm 2024.

Xem chi tiết tại đây File đính kèm xem tại đây

HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM MỚI CÁN BỘ CHỦ CHỐT 19/06/2024 HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM MỚI CÁN BỘ CHỦ CHỐT

Ngày 14/06/2024, Bệnh viện Thanh Nhàn long trọng tổ “Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm mới cán bộ...

HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ 11/06/2024 HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ

Ngày 07/06/2024, Bệnh viện Thanh Nhàn long trọng tổ “Hội nghị công bố quyết định công tác cán bộ” bổ...

Thư mời chào giá và khảo sát chào giá 11/06/2024 Thư mời chào giá và khảo sát chào giá

Cung cấp lắp đặt hệ thống điện nước phòng giao ban Cấp cứu Ngoại, lối vào khu Thận nhân tạo,...

Thư mời chào giá gói thầu: 06/06/2024 Thư mời chào giá gói thầu:

Cung cấp dịch vụ diệt chuột và các côn trùng gây hại cho Bệnh viện Thanh Nhàn Xem chi tiết tại...

Bệnh viện Thanh Nhàn: 📌GẤP CẦN TUYỂN KỸ SƯ THIẾT BỊ Y TẾ 05/06/2024 Bệnh viện Thanh Nhàn: 📌GẤP CẦN TUYỂN KỸ SƯ THIẾT BỊ Y TẾ

Bệnh viện Thanh Nhàn: 📌GẤP CẦN TUYỂN KỸ SƯ THIẾT BỊ Y TẾ 💥 Thời gian làm việc: Fulltime :...

Yêu cầu báo giá 04/06/2024 Yêu cầu báo giá

Bệnh viện Thanh Nhàn có nhu cầu tiếp nhận báo giá để thao khảo xây dựng giá gói thầu, làm...

Thư mời tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT 07/05/2024 Thư mời tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT

Xem chi tiết quyết định TẠI ĐÂY

Giá dịch vụ khám chữa bệnh ngoài phạm vi BHYT 17/04/2024 Giá dịch vụ khám chữa bệnh ngoài phạm vi BHYT

Giá dịch vụ khám chữa bệnh ngoại phạm vi bhyt ( Nghị Quyết 05/2024/NQ-HĐND ) Nghị quyết 05/2024/NQ-HĐND Bảng giá khám chữa...

Bảng giá vật tư tiêu hao và chế phẩm máu tháng 4 năm 2024 17/04/2024 Bảng giá vật tư tiêu hao và chế phẩm máu tháng 4 năm 2024

Bảng giá vật tư tiêu hao và chế phẩm máu tháng 4 năm 2024. Xem chi tiết tại đây

0911 224 099 Đặt lịch khám