KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

Phó trưởng khoa
BS CKII- BS Nội trú. Nguyễn Thị Ngọc Linh

Điều dưỡng trưởng
Điều dưỡng CKI. Lê Hương Quỳnh

 

 

Thông tin về khoa Y HỌC CỔ TRUYỀN - Bệnh viện Thanh Nhàn

Địa chỉ: Tầng 4 – Lô A – Nhà 9 tầng

Điện thoại :  

Email:   dongytn3@gmail.com

Facebook:   Khoa Y HỌC CỔ TRUYỀN  – Bệnh viện Thanh Nhàn

Tập thể khoa  Y Học Cổ Truyền

 

Tập thể Bác Sỹ  khoa  Y Học Cổ Truyền

Tập thể Điều Dưỡng khoa  Y Học Cổ Truyền

I. TỔ CHỨC NHÂN SỰ
Tổng số: 18 cán bộ viên chức.
1. Lãnh đạo tiền nhiệm:
Bs Nguyễn Minh Hiền

Bs Nguyễn Thị Minh Dung

BS CKI. Lê Ngọc Tùng
2. Lãnh đạo hiện nay:

Phó Trưởng Khoa :Bác sĩ CKII – BSNT.Nguyễn Thị Ngọc Linh
Điều dưỡng trưởng khoa: ĐD CKI. Lê Hương Quỳnh

3. Nhân sự hiện nay:   Tổng số 18 nhân viên,trong đó:
* 10 Bác sỹ, trong đó:
   01 BS CKII -BSNT : Phó trưởng khoa
   02 BSCKI –YHCT

   02 Thạc sỹ YHCT
   05 Bác sỹ YHCT       
* 08  Điều dưỡng, trong đó:

   01 Điều dưỡng CKI: Điều dưỡng trưởng khoa
   01 Cử nhân Đại học
   06 Cử nhân Cao đẳng
  

 

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

• Khoa Y học cổ truyền được thành lập từ ngày 13 - 06 - 1985 theo quyết định số 262-YTQĐ của Sở Y tế , là đơn vị tiêu biểu của ngành Y tế về kết hợp Đông - Tây y trong khám chữa bệnh, có đội ngũ chuyên môn sâu, nhiệt tình , giàu kinh nghiệm.

•  Khoa Y học cổ truyền đã và đang nghiên cứu - kế thừa - phát triển nhiều bài thuốc cổ phương và một số phương pháp chữa bệnh độc đáo khác

•  Là cơ sở thực tập của sinh viên, học viên sau đại học của trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Y Dược học cổ truyền và các trường trung cấp y dược khác …

• Tập thể khoa nhiều năm liền đạt danh hiệu: Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, Tập thể người tốt, việc tốt cấp cơ sở.

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

Chức năng
Là tổ chức chuyên môn kỹ thuật về Y học cổ truyền hoạt động trong Bệnh viện đa khoa hạng I của Thành phố hà Nội, là cầu nối giữa Đông và Tây y. Kết hợp chặt chẽ với các Bệnh viện Y học cổ truyền trong Thành phố Hà Nội, Hội Đông y Hà Nội về đường lối chủ trương chính sách để xây dựng hình mẫu tiêu biểu về Khoa YHCT trong Bệnh viện đa khoa hiện đại .
Nhiệm vụ
- Điều trị bệnh nhân bằng phương pháp YHCT ( Kê đơn, Bốc thuốc, châm cứu , xoa bóp bấm huyệt...) , khám chữa bệnh Đông - Tây y kết hợp. Phối hợp chặt chẽ với các khoa Lâm sàng, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Thăm dò chức năng... trong bệnh viện nhằm phát huy thế mạnh của 2 nền y học (Đông - Tây y) để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
- Nghiên cứu phát triển và nâng cao chất lượng các phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền; ứng dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật về Y học cổ truyền trong khám và chữa bệnh.
- Tham gia NCKH, đào tạo học sinh, sinh viên.

HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
 Khoa Y học cổ truyền được tổ chức thành 3 bộ phận:

+ Phòng điều trị ngoại trú : tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú hàng ngày.
+ Phòng điều trị nội trú : có 26 giường bệnh dành cho bệnh nhân nội trú .
+ Phòng khám: khám bệnh, cấp thuốc ngoại trú, cho bệnh nhân nhập viện…

*  Điều trị nội trú và ngoại trú

- Các chỉ tiêu được giao luôn hoàn thành và vượt kế hoạch.

- Một số bệnh của khoa điều trị có hiệu quả: Liệt 1/2 người do tai biến mạch máu não, liệt do viêm tủy, liệt do viêm đa rễ dây thần kinh, liệt thần kinh VII ngoại biên, đau thần kinh tọa, thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược thần kinh, viêm đại tràng mạn tính, viêm dạ dày, viêm quanh khớp vai, thoái hóa đa khớp; thoái hóa khớp gối, đau vai gáy, THCS thắt lưng, Hội chứng cổ vai tay...

KỸ THUẬT MŨI NHỌN CỦA KHOA

1.Điện châm, điện mãng châm, hào châm

Điện châm là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa chữa bệnh bằng châm cứu của y học cổ truyền với chữa bệnh bằng dòng điện của y học hiện đại. Dùng dòng điện nhất định tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt.
Tác dụng chính dễ nhận thấy nhất của châm cứu là giảm đau, điều hòa các rối loạn trương lực cơ, các rối loạn chức năng tuần hoàn, các rối loạn chức năng nội tạng…

2. Nhĩ Châm

Nhĩ châm là phương pháp điều trị không dùng thuốc bằng cách sử dụng kim châm tại vị trí các kinh huyệt tương ứng với các bộ phận cơ thể trên vùng loa tai. 
Nhĩ châm có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Nhĩ châm còn được áp dụng để điều trị tốt trong một số trường hợp rối loạn chức năng của cơ thể, an thần, giảm dị ứng, điều chỉnh hệ thống nội tiết….  


3. Thủy Châm
Thủy châm là phương pháp tiêm vào huyệt các thuốc tây y có chỉ định tiêm bắp nhằm mục đích chữa bệnh. Bác sĩ sẽ vận dụng kỹ thuật châm cứu đưa thuốc vào huyệt nhằm làm tăng thêm diện tích kích thích, cường độ kích thích và thời gian kích thích trong khi chữa bệnh.
Thủy châm không chỉ có tác dụng làm giảm hay ức chế căn bệnh mà nó trực tiếp và nhanh chóng khắc phục nguyên nhân gây ra bệnh.
Khi các dược chất vô trùng được tiêm vào một huyệt vị trên cơ thể sẽ truyền xung động kích thích đó đến vỏ não, rồi từ vỏ não phản xạ tới các cấp của hệ thần kinh, để điều chỉnh tất cả hoạt động của cơ quan nội tạng nhờ đó giúp chữa khỏi bệnh và phục hồi các tổn thương.

KỸ THUẬT MŨI NHỌN CỦA KHOA YHCT
4.Cấy Chỉ: 
Cấy chỉ thường gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ; là phương pháp đưa một đoạn chỉ tự tiêu vào vị trí huyệt của hệ kinh lạc nhằm duy trì sự kích thích liên tục lên các huyệt này qua đó đạt hiệu quả điều trị như châm cứu. 
Cấy chỉ là phương pháp châm cứu đặt biệt, bước tiến của châm cứu truyền thống kết hợp với Y học hiện đại mang đến nhiều ưu điểm nổi bật:
•    Hiệu quả cao và lâu dài: cấy chỉ cho hiệu quả nhanh, bệnh nhân có thể cảm thấy rõ rệt từ những lần điều trị đầu tiên, tác dụng kéo dài, hạn chế tái phát bệnh.
•    Giúp tăng cường lưu thông máu, tăng sức đề kháng: cấy chỉ vào huyệt làm tăng phản ứng đồng hóa, giảm dị hóa, tăng cường chuyển hóa protein, hydratcacbon 

tại vị trí gần huyệt, từ đó tăng lưu thông máu, nâng cao thể trang và hệ miễn dịch.
•    Tiết kiệm thời gian và chi phí: Một lần cấy chỉ thường diễn ra trong 30 phút tới 1 giờ, tùy vào mức độ phức tạp của bệnh. Khoảng cách giữa 2 lần cấy chỉ thường từ 10 đến 15 ngày do đó người bệnh không mất nhiều thời gian trị liệu, tiết kiệm chi phí điều trị mà vẫn thu được hiệu quả điều trị tốt.


KỸ THUẬT MŨI NHỌN CỦA KHOA YHCT
5. Xoa Bóp Bấm Huyệt:

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh với đặc điểm là dùng bàn tay, ngón tay tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp của người bệnh cho kết quả nhanh chóng, ăn toàn, giảm nhẹ các triệu chứng.
Tác dụng điều trị:
•    Điều chỉnh âm dương.
•    Điều chỉnh chức năng kinh lạc và khí huyết tạng phủ.
     Phục hồi chức năng vận động của cân cơ xương khớp.

KỸ THUẬT MŨI NHỌN CỦA KHOA YHCT

6. Cứu Điếu Ngải: 
Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích tạo nên phản ứng của cơ thể để phòng và điều trị bệnh. Cứu thường dùng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu.
•    Công dụng: Giảm đau, giãn cơ, điều trị các bệnh lý thể hàn.
•    Thời gian: thời gian cứu trên một huyệt đạo từ 1-3 phút, cứu 1 lần từ 15-20 phút. Cứu 1-2 lần/ ngày, liệu trình từ 10-12 ngày hoặc lâu hơn tùy đáp ứng của từng bệnh nhân.

7. Giác Hơi: 

Giác Hơi là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong Đông y, đã có từ lâu đời. Giác hơi là dùng hơi nóng tạo thành áp suất âm trong cốc giác hơi và gây sung huyết mạch máu tại chỗ.

Giác hơi có công dụng: giảm đau, giảm viêm, giải độc, tăng lưu thông máu và thư giãn.

KỸ THUẬT MŨI NHỌN CỦA KHOA YHCT
8.Ngâm Chân: 
Ngâm chân giúp cơ thể thoải mái, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn và hỗ trợ điều trị những trường hợp bị mất ngủ. Tăng cường lưu thông khí huyết: Giúp phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến mạch máu như viêm tắc mạch máu chi, hội chứng raynaud…
 
Khi ngâm chân kích thích một số huyệt vị trên một số kinh giúp bổ thận, nâng cao sức đề kháng hỗ trợ điều trị di tinh, mộng tinh; Kiện tỳ giúp ăn uống ngon miệng.

9. Phục hồi chức năng - Tập vận động cho bệnh nhân liệt nửa người:
•    Điều trị kết hợp YHCT và YHHĐ trên bệnh nhân liệt nửa người cho thấy tác dụng phục hồi vận động tốt, giảm các biến chứng teo cơ, cứng khớp, loét, nhiễm trùng,…. có thể được chỉ định sớm ngay trong những đầu của bệnh.
•    YHCT sử dụng các phương pháp: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, thủy châm, uống thuốc, tập vận động,… tùy vào tình trạng bệnh lý của từng người bệnh có thể kết hợp một hay nhiều phương pháp điều trị, tập phục hồi từ các động tác đơn giản đến phức tạp.


 

 


 

Đăng ký khám ngay

0911 224 099 Đặt lịch khám